Báo cáo tại tọa đàm “Ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, các hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức”

Sáng 1/3, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Sở Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia TPHCM và Thành Đoàn TPHCM tổ chức tọa đàm “Ứng dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp: Cơ hội và Thách thức”. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức tham dự chương trình.

 

PGS.TS. Đinh Điền, Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ học tính toán, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM đã tham gia báo cáo tại buổi tọa đàm. Theo PGS.TS. Đinh Điền, ChatGPT tồn tại dưới dạng ngôn ngữ nên khi áp dụng vào quản lý nhà nước nó sẽ hỗ trợ khá nhiều cho các nhà quản lý. Bình thường, một ngày, một cơ quan hành chính có thể nhận tới hàng ngàn thư từ, thông tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp. Nếu giao cán bộ phân loại sẽ phải mất vài ngày xử lý, tuy nhiên, khi ứng dụng ChatGPT thì thời gian xử lý sẽ nhanh hơn tính theo giờ và giúp các nhà quản lý phân loại các phản ánh theo từng nhóm ngành nghề và chuyển tới các phòng ban xử lý theo đúng chuyên môn. Ngoài ra, ChatGPT là dạng thông tin cá nhân hóa, nghĩa là khi chúng ta quan tâm tới mảng kinh doanh thì công cụ này sẽ tập trung cung cấp và trả lời các thông tin xung quanh mảng kinh doanh và sẽ cho độ chính xác khá cao.

 

Tuy nhiên, theo PGS.TS. Đinh Điền, mặc dù có nhiều mặt tích cực nhưng mô hình này cũng có sai số trong việc cung cấp các kiến thức về kinh tế, xã hội, lịch sử… có rất nhiều kết quả khác nhau và nó không phân biệt được đâu là thông tin đúng và thông tin sai.  Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước muốn sử dụng ChatGPT hiệu quả cần phải giỏi hơn nó và làm chủ nó. Nghĩa là người dùng phải tự trang bị những kiến thức thông tin kỹ càng hơn để có thể kiểm chứng độ chính xác mà ChatGPT cung cấp.

 

Tọa đàm là một trong số các giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TPHCM giai đoạn 2020-2030”. Đồng thời, thông qua tọa đàm, tạo diễn đàn để các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học thảo luận và chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) đến công tác quản lý nhà nước, phục vụ người dân. Và tăng cường sự hợp tác giữa các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý tìm ra các giải pháp và xây dựng kế hoạch tương lai trong việc sử dụng và ứng dụng AI.

 

Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:

Toa dam TP 2

Toa dam TP 3

Toa dam TP 4

Toa dam TP 5

Toa dam TP

Một số kênh truyền thông đưa tin về buổi tọa đàm: